Có thể vì ngày nay đi theo sốt làm giàu nhanh từ đầu tư tiền số mà nhiều người quên mất rằng lý do đầu tiên sinh ra thị trường tiền số. Họ chi vài ngàn đô, vài chục ngàn đô theo các lớp học phân tích biểu đồ, phân tích cơ bản, quan sát sự biến đổi của các ví cá voi, cá mập, quan sát luồng dư luận truyền thông liên quan. Việc #đầu_tư_tiền_số có phải chỉ cần như vậy là thành công?
Về bản chất #thị_trường_tiền_số là công cụ cho việc dịch chuyển từ nền kinh tế tập trung sang phi tập trung. Vậy điều đầu tiên chúng ta cần thẩm định, đánh giá khi bước chân vào thị trường đầu tư tiền số là trong từng lĩnh vực sự dịch chuyển này diễn ra như thế nào?
Ví dụ về công nghệ lưu trữ đám mây:
– Khi dịch chuyển sang nền kinh tế phi tập trung nó được thể hiện như thế nào?
– Có các dự án nào đang làm về công nghệ này?
– Người lãnh đạo là ai?
– Đội ngũ đứng sau là người nào?
– Nền tảng công nghệ họ đang áp dụng là gì?
– Hiện tại họ đã làm được đến đâu?
– Dự án đã có ứng dụng thực tế nào để mình có thể trải nghiệm thử chưa?
– Có thể cập nhật thông tin về dự án này từ đâu?
Sau đó mới nói tới đồng coin đại diện cho dự án này là gì, hiện đang phát hành trên sàn giao dịch nào, cộng đồng mạnh ra sao, biểu đồ giá qua các chu kỳ như thế nào, vân vân và mây mây.
Có thể có người sẽ nói: tôi có làm về lĩnh vực này đâu mà tôi hiểu được những thứ này? Tại sao lại cần phải tìm hiểu, mình chỉ làm người bình thường thôi, có kinh doanh hay làm ăn gì đâu mà phải lo?
Trong cuốn sách “Con đường phía trước” của Bill Gates xuất bản năm 1995, ông đã dự đoán rằng sau này con người sẽ kết nối với nhau bằng công nghệ, và mọi thứ sẽ làm việc online. Nhìn cuộc sống của chúng ta hiện tại, có phải Bill Gates đã có tầm nhìn đi trước 20 năm?
Và hiện tại nếu chúng ta chỉ kinh doanh theo hướng truyền thống là mở cửa hàng và chờ khách hàng tới thì liệu có thành công được hay không? Hay những doanh nghiệp, cá nhân thành công là những người bắt kịp quá trình chuyển đổi này, kết hợp online, offline tận dụng nguồn lực online cho quản lý, vận hành và phát triển doanh nghiệp.
Nếu một việc gì đó là điều tất yếu sẽ xảy ra thì nó sẽ xảy ra, nếu chúng ta không lướt được lên nó để đi lên, thì nó sẽ cuốn chúng ta trôi theo, lúc đó bạn cũng vẫn phải chấp nhận và học hỏi về nó. Đằng nào cũng phải học thì học từ sớm sẽ tốt hơn và nhiều cơ hội hơn
Sẽ không có chuyện ập tới như một cơn sóng thần mà sẽ là sự len lỏi từ từ, từng chút từng chút và chi phối cuộc sống của chúng ta. Đây có thể sẽ là câu chuyện 10, 20, 30 năm thậm trí là lâu hơn nhưng chắc chắn sẽ tới. Như bao sự đổi mới khác xảy ra trong quá khứ: sinh ra – phát triển – bão hoà – lụi tàn và một thứ khác lại được sáng tạo ra và lặp lại quá trình đó. Sự khác nhau giữa người với người là ai nhìn được quy luật, kiên nhẫn phi thường để chờ đợi cơ hội tới và tìm mọi cách nắm bắt trọn vẹn nó để đạt được những mục tiêu bản thân đặt ra.
Câu chuyện đơn giản nhất tại Việt Nam, taxi Mai Linh là một trong những hãng taxi lớn nhất của Việt Nam. Trong công cuộc chuyển đổi công nghệ số và kinh tế chia sẻ hãng không bắt kịp, vậy bây giờ hãng ra sao. Những người lãnh đạo hãng thì vẫn giàu đó, ai là người bị ảnh hưởng trong chuyện này là những tài xế làm việc trong lĩnh vực đó.
Chưa nói tới trí tuệ nhân tạo đang ngày càng phát triển. Nhiều ngành nghề tương lai sẽ được thay thế bởi trí tuệ nhân tạo. Vậy lúc đó chúng ta sẽ làm gì, con cháu chúng ta làm gì. Chắc chắn ngay bây giờ khi còn sơ khai nếu chúng ta nắm bắt cơ hội, hoặc tích luỹ tài sản thì sẽ có sự chủ động nhất định trong sự dịch chuyển này.
Kinh tế phi tập trung chắc chắn sẽ có bong bóng crypto đó và nó còn lớn hơn bong bóng dotcom nữa vì lần này nó là quy mô toàn cầu. Vậy là siêu cơ hội hay là tai hoạ là do chúng ta lựa chọn.
Thay vì chỉ tìm kiếm trên mạng những người vì dotcom mất tiền, vì crypto mất tiền hãy tìm hiểu những người trở nên siêu giàu từ đó.
Giống như bong bóng dotcom xảy ra tại Mỹ, có nhiều người đã mất tiền vì bị thiếu kiến thức nên mắc bẫy fomo ảo. Nhưng khi nói đến bong bóng dotcom lịch sử nói rằng: Bong bóng Dot-com đã góp phần cùng các nhân tố khác tạo nên sự thịnh vượng kinh tế của Hoa Kỳ cuối thập niên 1990, thời kỳ mà nhiều người gọi là Nền Kinh tế Mới, còn Alan Greenspan gọi là “sự thịnh vượng bất thường” nhưng lại thay đổi thế giới mãi mãi. Và hàng loạt triệu phú, tỷ phú công nghệ sinh ra từ đây.
Vị thế tốt sẽ giúp chúng ta thu được những lợi lích vượt bậc. Nên hãy chọn cho mình một vị thế tốt ngay từ đầu khi dấn thân vào quá trình dịch chuyển nền kinh tế sang phi tập trung này. Để có vị thế tốt chỉ có 1 cách duy nhất là học hỏi một cách nghiêm túc và đi với nó bằng con đường chân chính, chính thống.
Tìm hiểu xem những người đi trước, giữa người thành công và thất bại họ khác nhau ở chỗ nào về tư duy, kiến thức, tầm nhìn, làm sao họ làm được, mình có thể học theo họ được không? Xung quanh mình có thể học ai? Bằng cách nào mình có thể nắm bắt cơ hội này? Cần bao nhiêu năm và mình sẵn sàng dành bao nhiêu năm để nắm bắt trọn vẹn cơ hội này?
Muốn sẽ có cách, tìm sẽ có con đường, hãy chọn cho mình một vị thế tốt ngay từ đầu.
Trong một cuộc trò chuyện, tỷ phú Jeff Bezos hỏi tỷ phú Warren Bufet rằng: “Triết lý đầu tư của ông có thể nói là quá đơn giản, thế nhưng tại sao mà mọi người lại không bắt chước cách làm của ông?”.
Warren Buffett nói: “Vì không ai muốn làm giàu một cách chậm rãi cả.” Bởi khi nhắc tới đầu tư Warren Buffet nói về những con số hàng chục năm. Vậy nếu đầu tư tiền số giúp rút ngắn con đường này xuống còn vài năm thì liệu có đáng để chúng ta nhìn nhận một cách đúng đắn và nghiêm túc không?
Tài sản của Warren Buffett sau 10 năm đầu tư với sự đồng hành của các đối tác
7 comments
Nếu mà nói chỉ phân tích nến cho giàu thì nhiều nhà toán học làm dc, đừng tìm những thông tin tiêu cực nữa, hãy tìm phía sau đó có bao nhiêu chuyện hùng vĩ để mình học tập cơ mà
Quá chuẩn luôn ạo
Mình tâm đắc câu nói muốn sẽ có cách , sẽ tìm được con đường
Quá chuẩn luôn
Chuẩn
Chỉ có chuẩn
Qua nhieu kien thuc hay