Holy Network | 4 Nguyên tắc bảo mật chung trong thị trường tiền mã hóa

by anmieu

Tiền mã hóa xuất hiện đã mang đến hàng trăm ngàn tiềm năng to lớn, tuy nhiên kèm theo đó là tiềm tàng rất nhiều rủi ro và mạo hiểm cho những người tham gia. Vậy làm thế nào để bảo vệ tài sản của mình. Hãy tham khảo ngay 4 nguyên tắc bảo mật chung trong thị trường mã hóa giúp bạn tham gia nắm giữ, sự dụng và giao dịch các loại tiền mã hóa.

1. Kiểm soát bảo mật

Bản chất của mạng internet giúp cho thông tin được truyền tải với tốc độ cực kỳ cao, nhưng từ đó đôi khi nó lại được chuyển tới những địa chỉ không mong muốn.

 

Có rất nhiều cá nhân với ý đồ xấu luôn tìm mọi cách để cố gắng đánh cắp tài sản mã hóa của bạn. Phần lớn các mối đe dọa và các vụ tấn công về cơ bản đều hoạt động theo mạng lưới trên diện rộng để tìm ra các cá nhân cả tin, bất cẩn, và thường không chỉ hướng đến một đối tượng duy nhất. Tuy nhiên, khi bạn sơ xuất để lộ thông tin cá nhân và trở thành đối tượng tấn công của những kẻ này, thì chúng sẽ có nhiều phương thức tinh vi và tập trung hơn để thực hiện đối với bạn.

Khuyến nghị:

  • Cân nhắc thật kỹ trước khi trao đổi hay khoe mẽ khi bạn thắng lợi trong các giao dịch
  • Không bao giờ chia sẻ các địa chỉ cá nhân của bạn cho bất cứ ai kể cả trong trường hợp trong sử dụng nữa.
  • Nên giữ bí mật tài khoản của bạn
  • Tránh chia sẻ thông tin danh tính cá nhân
  • Khuyến nghị chỉ sử dụng các kênh truyền thông mã hóa
  • Luôn tính toán về dài hạn. Một vài satoshi lẻ hiện tại rất có thể trở thành một khối tài sản lớn trong vài năm tới. Nếu không thì lúc đó bỏ đi cũng chưa muộn. Tuy nhiên hãy cân nhắc thật kỹ. Một kẻ tấn công nào đó, một người họ hàng xa, một kẻ đố kỵ lạ hoắc nào đó hay thậm chí là người quen cũng sẽ không kịp lấy được bản ghi đâu.

2. Tự bảo vệ chính mình


Người dùng trong hệ thống ngân hàng truyền thống hay tiền mã hóa thường đều trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo có tính chất giống nhau. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tiền mã hóa có rất nhiều yếu tố đẩy cán cân trách nhiệm cho người dùng cuối – chủ yếu là do sự thiếu tin tưởng và bản chất không thể đảo ngược được của các giao dịch đã được xử lý.

Các ngân hàng với tư cách là các thực thể đáng tin cậy có toàn quyền kiểm soát đối với tài sản của bạn. Các ngân hàng phải tuân thủ theo các quy định, kết nối với nhau để có thể dễ dàng ngăn chặn và chống lừa đảo. Trong trường hợp người dùng bị lừa đảo hoặc mắc sai lầm khi thực hiện giao dịch chuyển tiền thì vẫn có thể yêu cầu ngân hàng bồi hoàn. Đối với tiền mã hóa, một khi các giao dịch đã được chuyển lên và được mạng lưới xác nhận, thì việc đảo ngược giao dịch là bất khả thi.

  • Luôn thận trọng. Tìm hiểu kỹ về các dạng tấn công mạo danh thông thường, keylogger là gì và các nguy cơ thông thường, tất cả đều có trên mạng, chỉ cần tìm kiếm Google là thấy. Nắm được bản chất các mối nguy hại này sẽ giúp bạn bảo vệ tài sản mã hóa của mình tốt hơn.
  • Luôn sử dụng mật khẩu mạnh và duy nhất đi kèm với tính năng bảo mật 2FA đối với các tài khoản online là bước đầu tiên trong việc tăng cường khả năng bảo mật chung.

Hãy nhớ rằng, bảo vệ bạn trước chính bản thân bạn cũng là một điểm rất quan trọng, vì là con người thì ai cũng có thể mắc sai lầm. Các lỗi nhỏ như lỗi đánh máy khi sao lưu dữ liệu, chuyển token sai địa chỉ hay quyết định sai lầm sẽ làm suy yếu khả năng bảo mật chung và gây ra rất nhiều rắc rối.

Câu nói “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” là một lời khuyên được các bậc phụ huynh nhắc đến rất nhiều, và đặc biệt đúng với việc bảo mật trong lĩnh vực tiền mã hóa này.

3. Tự thiết lập ngân hàng cá nhân


Các bí mật cá nhân nên được cấy giữ offline để đảm bảo tính khả dụng của các đồng coin và tối đa hóa tính bảo mật. Mặc dù các sàn giao dịch hiện tại an toàn hơn trước đây rất nhiều, nhưng người dùng vẫn được khuyến khích chỉ lưu trữ một khối lượng tài sản vừa đủ trên các tài khoản của sàn để phục vụ nhu cầu giao dịch hàng ngày. Hơn nữa, giống với việc cất giữ tiền mặt trong tài khoản ngân hàng, trừ khi bạn nắm giữ và chỉ mình bạn có quyền truy cập các khóa bí mật, thì quyền sở hữu các đồng coin của bạn cũng chỉ mang tính chất là một lời hứa mà thôi.

Lần đầu tiên trong lịch sử người dùng có cơ hội sở hữu tài sản số theo cách mà họ nắm giữ tiền vật lý hay kim loại quý. Không giống các dạng tài sản khác, tiền mã hóa có thể được lưu trữ dễ dàng (đôi khi chỉ bằng một mảnh giấy!) và người sở hữu có thể truy cập được tài sản của họ từ bất cứ đâu trên thế giới.

4. Giải pháp công nghệ trong quản lý tiền mã hóa


Như đã nhắc tới trong các phần trước thì việc lưu trữ và bảo vệ các khóa bí mật đối với tài sản mã hóa của người dùng vẫn có những nguy cơ nhất định. Nhưng rất may là vẫn có các công cụ sẵn sàng hỗ trợ người dùng tránh được các nguy cơ này và tối ưu các tiện ích khi sử dụng các công nghệ mới.

Các loại ví tiền mã hóa được thiết kế để lưu trữ các khóa bí mật của người dùng với nhiều phương pháp bảo mật khác nhau, đều tiện dụng, khả dụng và đa dụng. Người dùng nên cân nhắc các lựa chọn và sử dụng loại phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình.

Các ví và phần mềm trên di động cung cấp hàng ngàn tính năng khác nhau và thường rất dễ sử dụng. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất về mặt an ninh chính là việc các ứng dụng này được kết nối đến các môi trường rất phức tạp và thường phải có kết nối internet ví dụ như máy tính và điện thoại. Đây chính là môi trường lý tưởng cho các hacker và các loại virus tấn công; do đó, người dùng thiếu kinh nghiệm chỉ nên lưu trữ một phần nhỏ tài sản mã hóa theo cách này.

Các ví giấy – lưu trữ bằng cách ghi lại khóa bí mật ra giấy (hoặc khắc lên các bề mặt kim loại) thường được xem là 1 trong những cách an toàn nhất để bảo quản khóa bí mật. Tuy nhiên việc quản lý theo cách này thường rất khó và chỉ sử dụng được một lần.

Kết luận

Hiện nay, sử dụng ví cứng để lưu trữ về cơ bản là cách làm cân bằng nhất giữa tính tiện dụng và độ bảo mật. Các thiết bị nhỏ gọn này có khả năng bảo vệ bằng khóa bí mật, chống malware và hacker bằng cách lưu trữ offline. Tuy nhiên chi phí sử dụng lại khá tốn kém, thường tốn khoảng $70 đến $200 cho mỗi thiết bị, và thường yêu cầu xác nhận vật lý khi sử dụng.

Hãy ghi nhớ rằng, bảo mật không mang tính tuyệt đối và hoàn thiện. Do đó, hãy dành thời gian cập nhật kiến thức nền tảng mọi lúc và luôn kiểm tra các lỗ hổng theo một lịch trình cố định.

Chúc các bạn đầu tư thành công !

You may also like

Leave a Comment

chat-active-icon