Lý do tại sao Warren Buffett có thể dễ dàng sắp xếp thời gian như vậy là bởi vì ông đã sử dụng phương pháp ưu tiên “tàn nhẫn nhất” trên thế giới, nhưng đó tất nhiên là một cách tốt.
Khi Bill Gates gặp Warren Buffett lần đầu tiên, mẹ của Gates đã nói họ chia sẻ những yếu tố quan trọng nhất để đạt được thành công. Cả Gates và Buffett đều đưa ra câu trả lời giống nhau: “Tập trung” (Focus).
Warren Buffett luôn tuân theo quy tắc 5 giờ, khi ông dành 80% thời gian của mình cho việc đọc và suy nghĩ, phản ứng của nhiều người là: “Ông ấy có thể làm được điều này bởi vì ông ấy là Warren Buffett, một trong những người giàu nhất thế giới. Tôi sẽ không bao giờ đạt được điều đó, tôi cũng không làm được điều đó”.
Nhưng thực tế là: Buffett đã dành phần lớn thời gian để đọc và suy nghĩ ngay từ khi học tiểu học. Sở hữu nhiều tiền hơn hay quản lý một công ty lớn không hề mang lại cho bạn nhiều thời gian rảnh hơn.
Thời gian rảnh rỗi, không bao giờ âm thầm xuất hiện. Trừ khi nghỉ hưu, nếu không mọi người sẽ không có nhiều thời gian rảnh rỗi. Ngược lại, thời gian rảnh là một kiểu kết quả của chiến lược, là kết quả của việc nhìn nhận thời gian theo một cách khác.
Còn về phần Buffett, lý do tại sao ông có thể dễ dàng sắp xếp thời gian như vậy là bởi vì ông đã sử dụng phương pháp ưu tiên “tàn nhẫn nhất” trên thế giới, nhưng đó tất nhiên là một cách tốt.
Dưới đây là 4 chiến lược Warren Buffett đã áp dụng trong sự nghiệp của mình để có thêm nhiều thời gian cho việc đọc và suy nghĩ. Bạn hoàn toàn có thể “sao chép” chúng một cách có chọn lọc để có thêm nhiều thời gian hơn mỗi ngày để làm những việc quan trọng nhất đối với mình.
Chiến lược 1 của Buffett: Gạt bỏ sự bận rộn
Buffett đã gạch bỏ hầu hết các nhiệm vụ mà một CEO phải hoàn thành trong lịch trình của mình:
Ông ấy không bao giờ nói chuyện với các nhà phân tích (Buffett ước tính rằng một CEO điển hình dành 20% thời gian để nói chuyện với các nhà phân tích Phố Wall).
Ông ấy hiếm khi nhận lời phỏng vấn của giới truyền thông.
Ông ấy không tham gia các sự kiện trong ngành.
Ông ấy sống ở Omaha, Nebraska, một nơi bên ngoài thành phố New York trong gần như toàn bộ thời gian sự nghiệp của mình.
Ông ấy hầu như không tham dự bất kỳ cuộc họp nội bộ nào giống như các CEO khác.
Với Warren Buffett, quy tắc 20/80 (20% nhiệm vụ ưu tiên sẽ chiếm 80% kết quả) quả thực có thể phát huy tối đa hiệu quả.
Trên thực tế thì mối đe dọa thực sự đối với chúng ta, những con người của thời đại công nghệ số, không chỉ đơn giản là sự can thiệp của những thứ mà chúng ta biết là sai, thay vào đó, mối đe dọa thực sự chính là những “con sói đội lốt cừu” – những hoạt động khiến chúng ta cảm thấy như mình đang làm việc chăm chỉ, nhưng cuối cùng lại vẫn không thể thay đổi được hiện trạng.
Giải pháp cho vấn đề này chính là phải biết cách nói “Không” một cách hợp lý. Công việc bận rộn có thể khiến bạn bỏ qua những việc nhỏ nhặt nhưng có thể khiến bản thân hài lòng để rồi cứ đâm đầu vào những việc đôi khi thực sự không quá quan trọng, vì vậy, chọn thời điểm để nói “không” là bài tập mà ai cũng nên rèn luyện.
Chiến lược Buffett 2: Chỉ làm việc với những người bạn cảm thấy có thể làm việc cùng nhau mãi mãi
“Nếu bạn không thể tưởng tượng rằng bạn có thể làm việc với ai đó cả đời, vậy thì đừng làm việc với họ dù chỉ một ngày” – Naval Ravikant, một nhà đầu tư thiên thần ở Thung lũng Silicon chia sẻ.
Tương tự như cách xem xét nghiêm ngặt các hoạt động công việc của mình, Buffett cũng rất nghiêm túc và có những lựa chọn nhất định với những người làm việc với mình.
Buffett chỉ làm việc với những CEO mà ông tin tưởng. Những CEO này có thể tạo ra được kết quả và ông nghĩ rằng mình có thể làm việc với họ trong nhiều thập kỷ.
Cũng chính vì vậy, trước khi mua lại một công ty, ông hiếm khi tiến hành đàm phán và thẩm định, cũng như không can thiệp quá nhiều vào CEO của công ty mà ông đã mua lại. Ngoài ra, Buffett cũng rất thích trò chuyện với các CEO.
(Lưu ý rằng từ “tin tưởng” đã khiến Buffett từ bỏ việc mua nhiều công ty có điều kiện tài chính hấp dẫn, chỉ vì ông không tin tưởng vào CEO của những công ty này).
Chiến lược Buffett 3: Hãy để mọi thứ ở trạng thái đơn giản nhất có thể
Buffett đã loại bỏ gần như tất cả sự quan liêu trong công ty của mình. Công ty Berkshire Hathaway có gần 400.000 nhân viên, nhưng tổng bộ chỉ có hơn 20 nhân viên. Và đây là một trong những công ty lớn nhất trên thế giới.
Cuộc sống cá nhân của Buffett cũng rất đơn giản. Ông sống trong một ngôi nhà khá khiêm tốn (ông đã sống ở đó 60 năm), chi tiêu cá nhân của ông cũng chỉ là 100.000 đô la mỗi năm.
Trong sự nghiệp của chúng ta, trong công ty của chúng ta, trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta rất dễ làm cho mọi thứ trở nên phức tạp. Trên thực tế, đây là thường thái.
Khi bạn thu được nhiều lợi nhuận hơn, việc thuê thêm nhân viên là điều bình thường. Khi bạn ngày càng kiếm được nhiều tiền, thì việc tiêu ngày càng nhiều tiền cũng là điều bình thường.
Mấu chốt là làm sao giữ mọi thứ thật đơn giản. Điều này đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và kỹ năng. Đây cũng là một phần trong sự thiên tài của Buffett.
Thật khó có thể tin được rằng một trong những người giàu nhất thế giới cũng lại là người theo chủ nghĩa tối giản lớn nhất.
Chiến lược Buffett 4: Tránh bắt kịp xu hướng công nghệ
Người ta có thể nghĩ rằng nhà đầu tư vĩ đại nhất trong lịch sử sẽ luôn tìm cách làm chủ công nghệ mới nhất để đi đầu thời đại.
Thật thú vị là với Warren Buffett thì điều này lại là ngược lại. Trên thực tế, chưa bao giờ có máy vi tính trong văn phòng của ông, hay ông cũng không sử dụng điện thoại thông minh.
Những lựa chọn độc đáo này phản ánh một số đặc điểm của Buffett:
Buffett rất rõ ràng về những dữ liệu mà ông cần biết để đầu tư.
Buffett có đủ tự tin vào những ý tưởng của riêng mình, ông cũng chẳng thích làm những điều mà số đông yêu thích.
Ông chủ động loại bỏ sự can thiệp, quấy nhiễu và cám dỗ tiềm ẩn từ môi trường, thay vì dựa vào sức mạnh ý chí.
Có thể thấy điều nổi bật ở Warren Buffett đó là bạn càng nhàn, càng đơn giản và càng biết đầu tư cho tri thức, cho cái đầu thì bạn càng có khả năng thành công lớn.
Tất nhiên là mô thức thành công là thứ không thể copy lại, nhưng bạn hoàn toàn có thể học hỏi và mô phỏng nó theo lối sáng tạo và phù hợp với hoàn cảnh của mình để tạo ra những điều tích cực và có ích nhất với bản thân.
7 comments
Tuyệt vời
Mọi sự đơn giản sẽ vô cùng vi diệu và không bị lỗi thời
Quá tuyệt vời.
Quá tuyệt vời
Tuyệt vời
Hay lắm
Theo cách nói vui: lười biếng vẫn sinh ra tiền.